Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Giá phơi sản phẩm


Nắm bắt được nhu cầu về thời gian, độ thuận tiện trong quá trình hoàn thiện sản phẩm in một cách nhanh chóng của khách hàng. Công ty TNHH Hòa Khí đưa ra thị trường  một sản phẩm mang tính đột phá đó là “ Giá phơi sản phẩm ”
Về mặt công dụng : Nó dùng để chỉ giá sấy để sấy khô các sản phẩm giấy, vải…. và các sản phẩm với kỹ thuật khác nhau có thể được đặt hàng theo yêu cầu của khách hàngCó ba trụ và 4 bánh xe nạp cho mỗi lớp và lưới mạ kẽm.
Kích thước:
1000mm X 650mm X 25 tầng
1000mm X650mm X 50 tầng
1100mm X 1100mm X 50 tầng
1100mm X 700mm X 50 tầng
Ngoài ra, Công ty TNHH Hòa Khí còn cung cấp nhiều sản phẩm liên quan đến ngành vật tư in lưới : mực in lưới, keo chụp bản, sản xuất khung nhôm in lưới, hóa chất tẩy rửa……..
Với đội ngũ kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm và hỗ trợ khách hàng 24/24 sẽ cung cấp cho quý khách hàng nhiều dịch vụ, tiện ích trong ngành nghề in lưới đang rất phổ biến hiện nay.

Nguồn tại : www.vattuinluoi.com
 

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Khung nhôm in lưới

In lưới đang là một trong những ngành nghề HOT nhất hiện nay. Để trở thành một kỹ thuật in lưới thành thạo thì người kỹ thuật viên phải nắm bắt và am hiểu tốt về những vật tư in lưới.
Khung nhôm in lưới là một trong những yêu cầu bước đầu trong quá trình in lưới. Vậy cần làm khung như thế nào cho đúng, cho phù hợp với từng sản phẩm in ( như khung nhom in luoi tren vải, khung nhôm in lưới trên nhựa, trên giấy…..). Dựa vào những nhu cầu trên để người kỹ thuật in lắm bắt làm khung cho hợp lý từng thể loại in 

Các định dạng khung nhôm in lưới gôm: L,H,T,+…….
Để biết và hiểu hơn trong quá trính làm khung nhôm in lưới  sao cho phù hợp thì Công ty TNHH Hòa Khí đã ra đời và chuyên sản xuất khung nhôm in lưới theo nhu cầu khách hànglớn nhất miền bắc hiện nay. Chỉ trong ( 1-2 ngày ) là có thể lấy sản phẩm. Với đội ngũ kỹ thuật cao về sản xuất kèm theo tư vấn hỗ trợ 24/24 sẽ giúp các bạn đến với in lưới một cách nhanh nhất.
Quý khách có quan tâm tơi khung nhôm in lưới   xin liên hệ tại thông tin sau :
Địa chỉ: Số 7 Ngõ 378, đường Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội
Hotline :  0975940878 – 01687847668 – 0915471369
Skype   : hoakhi.ltd
Email : hoakhi.info@gmail.com

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Keo chụp bản là gì?


Keo chụp bản là hóa chất dùng để tạo bản in trong nghành in lưới. Trải qua rất nhiều thời gian, keo chụp bản bây giờ hiện tại đã tốt hơn rất nhiều, thuận tiện, chi phí và thời gian tiết kiệm hơn.
- Như trước đây quy trình Nấu keo là một công đoạn mất nhiều thời, cũng như quá trình pha chất bicromat (Bicoromat là chất nhạy sáng, ở dạng tinh thể, khi sử dụng thì pha thêm ít nước quậy cho tan hết là được) và phải dùng hết, không để được lâu. Mình xin tạm không đề cập đến
- Hôm nay mình xin giới thiệu tới các bạn một số một số các loại keo chụp bản đang thịnh hành, và công dụng một số loại keo hiện nay
Note : Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại keo, để tránh mua và sử dụng không hợp lý sản phẩm. Các bạn nên điện thoại cho tư vấn viên để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Số điện thoại : 0915.47.1369
1. Keo chụp bản Plus : Có 2 dạng keo chụp bản dạng nước plus 6000 và keo chụp bản plus 7000. Hiện nay sản phẩm đang được phổ biến với chi phí rẻ và bền bản trong quá trình sử dụng.


2. Keo chụp bản UDC-HV : Sản phẩm nkeo chụp bản UDC-HV mới tham gia thị trường Việt Nam, đang được đánh giá là sản phẩm chịu được tốt các thành phần hóa chất, dễ tẩy rửa

3. Keo chụp bản AZOCOL 2009 : Đang cập nhật thêm thông tin


4. Keo chụp bản dầy bản : Công dụng lên keo chụp bản dày bản, không bị vỡ bản, thuận tiện cho sản phẩm in ấn yêu cầu cao thành, chất lượng tốt

5. Keo chụp bản gạch men : Chuyên dùng cho ngành sản xuất gạch men
6. Keo chụp bản Ulano : Chuyên dòng keo dầu, keo nước, keo lưỡng tính.......Đang thịnh hành nhất hiện nay được phân phối bởi Printech. Liên hệ : 0915.47.1369

7. Keo chụp bản Unimix : Hiện nay đang rất phổ biến cho bên in vải , xử dụng keo Unimix ON, HD, HDWR
Xem thêm những điều cần biết về mực in lưới tại : http://vattuinluoi.com/tin-tuc-3/nhung-dieu-can-biet-khi-mua-muc-in-luoi-in-lua-146.htm
Thành plus - Vattuinluoi.com

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Những vật tư cần thiết của một xưởng in lưới - in lụa

Những vật tư cần thiết của một xưởng in lưới - in lụa


Có rất nhiều khách hàng hỏi vattuinluoi về việc đầu tư một xưởng in lụa nhỏ cần những gì, cơ bản thì đầu tư in lụa dạng xưởng nhỏ thì cũng không cần phải bỏ quá nhiều tiền, với số tiền khoảng 20 triệu đồng các bạn đã có thể có trong tay một xưởng nhỏ để in thiệp cưới, in bao bì, in nhãn, in giấy v.v... Vấn đề là có một danh sách các vật tư cần đầu tư, cái nào nên mua mắc tiền cái nào mua loại thường cũng được để tránh tốn chi phí không cần thiết mà đạt hiệu quả cao.
Hôm nay Vattuinluoi chia sẽ một bài viết về danh sách các vật tư cơ bản của một xưởng in lụa – in lưới  nhỏ.
1. Khung lụa  - lưới:
Nên mua loại khung bằng nhôm (đừng tiết tiền, vì loại này phải căng lụa bằng máy, dán keo --> độ căng của lụa rất tốt, sợi lụa ngay ngắn (sẽ nói về độ căng lụa sau) và lụa lâu bị trùng). Lưu ý khi mua: để khung lụa lên mặt bàn kiếng-mặt căng lụa, nếu bị cập kê thì không được, nhờ người bán chỉnh lại vuông góc, phẳng - quan trọng lắm đấy.


2. Loại lụa  - lưới:

Mua loại lụa 180 sợi/cm (~460sợi/inch) màu trắng (nếu thích lụa màu cũng được nhưng đừng chọn màu vàng giải thích sau) 


3. Bàn in lụa – lưới:

Mua loại có bản lề lò xo hoặc loại có cục cân đối trọng, để khung lụa tự bật lên khi bỏ tay ra - đồng thời cũng có thể thay đổi chiều cao (khoảng cách) so với mặt bàn in, loại này hơi nhiều tiền khoảng 200.000-250.000/cái, nếu mua cả bàn in bằng sắt luôn thì khoảng 500.000-800.000 tùy khổ, nhưng đáng để mua.



4. Dao gạt mực (dao mực) :

Mua loại cao su tốt cán nhôm (đừng mua loại cao su màu đen của VN), độ dài sao cho phù hợp với kích thước khung nhôm. Nếu in danh thiếp thì mua dao gạt mực dài 15cm. (chiếu dài của dao gạt mực phải luôn lớn hơn khích thước sản phẩm in). (loại 15cm khoảng 70.000)

5. Máng tráng keo :

Mua loại máng tráng keo chuyên dụng, bằng nhôm (bằng inox càng tốt - nhưng mắc lắm, khoảng 200.000/1,5 tấc), chiều dài khoảng 20cm (có nhiều kích cỡ). nếu chưa bao giờ tráng keo bằng thước đo độ thì cũng đừng bao giờ tập nhé, chỉ nên tập tráng keo bằng máng tráng keo chuyên dụng thôi, nếu làm tốt, sẽ có màng keo đều và đồng nhất.



6. Bàn chụp lụa:

Riêng cái này khỏi mua cũng được. (Lấy cái ghế gỗ 4 chân quay ngược lại, đặt lên trên tấm kính 5mm có kích thước rộng hơn khung lụa cần chụp, đặt dưới chấn song của ghế gỗ 2 đèn neon 60 tấc - hihi, vậy là có bàn chụp lụa). Nói vậy thôi, chứ đã làm thì nên đầu tư thỏa đáng (tiền nào của đó mà), thường thì chỗ bán sẽ có luôn bàn chụp lụa bằng gỗ, dùng đèn neon 6 tấc hoặc 1.2 tấc, loại 4 bóng neon 6 tấc là phù hợp khi làm tại gia. (nếu là ở xí nghiệp thì sẽ mua bàn chụp hút chân không - giống như là contact phim quang cơ đó - đầu tư cái này thì hết xảy, cực kỳ chính xác và ổn định).Có thể bàn chụp lụa bằng gỗ có kèm theo bản lề để in lụa luôn (tùy bạn vậy - nhưng theo mình thì không nên).


7. Các vật tư khác :

Về dụng cụ, vậy làm tạm được, còn các thứ linh tinh như dao rọc giấy, kéo, băng keo, bông gòn thì mua tùy thích nhé. Riêng băng keo thì mua băng keo decal là tiện nhất (nhưng mắc tiền), loại băng keo decal khi lột ra thì không dính chất keo lại trên bề mặt khung lụa.
Các loại hóa chất : 

8. Keo chụp bản :

Bao gồm : keo PVA, có 2 loại 205 (loại chụp chậm )và 217 (loại chụp nhanh), mua loại PVA 217 đã nấu sẵn, khoảng 45.000/lit + 1 lọ Bicromat đã pha nước sẵn - có quấn băng keo xung quanh để không lộ sáng (Bicoromat là chất nhạy sáng, ở dạng tinh thể, khi sử dụng thì pha thêm ít nước quậy cho tan hết là được).

9. Mực in lưới:

Đặc điểm của in lụa có thể nói là bạ đâu in đó !!! Vì vậy, tùy loại vật liệu in mà phải có loại mực in phù hợp. Ban đầu thì mua mực in trên giấy thôi. Mực in trên giấy thì mua mực offset vậy, 100g các loại xanh dương (blue) đỏ cờ, vàng, đen và trắng đục (trắng đực thì mua nhiều hơn đi). Giá bao nhiêu thì còn tùy vào chất lượng của mực, thường thì 100g cũng không nhiều tiền.

10. Kem in :

Mực ofset thì đặc sệt, mua thêm kem in (kem in là loại dung môi pha thêm vào mực cho mực được loãng ra, dễ in hơn). Kem in rẻ lắm, mua luôn 3-4kg (nhưng đừng mua nhiều quá).

11. Các chất tẩy khung : 

Loại cũ
- dầu ông già: 1 lít
- thuốc tím: 1kg, mua thêm cái bình 1 lít, (để cho thuốc tím vào, pha với nước)
- axit oxalic: 1 kg
Loại mới
- hóa chất đặc chủng riêng cho loại keo là Unalo 5 hoặc Unitrip ( rất tốt hiện nay)

12. Hóa chất khác :

Ngoài ra còn một số chất pha thêm như chất làm mau khô, chậm khô,.... từ từ hẳn mua tùy trường hợp
Chúc các bạn thành công.

Xem thêm chi tiết tại : www.vattuinluoi.com

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Hỏi đáp tất cả về in lưới - P2


1.    Mua vat tu in luoi tai ha noi -  Anh Hải – Hoài Đức – Hà nội
 - Vật tư in lưới: Bạn theo địa chỉ tại đây . Cung cấp đầy đủ các vật tư in lưới tại hà nội : Địa chỉ : P406 Nhà D Tập Thể Bộ Công An, Tổ 51, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
2.    Công ty Vattuinluoi có bán máy sấy UV không? Có những model nào? Anh thanh - Hà Nam.
 - Vật tư in lưới : Hiện tại Vattuinluoi đang cung cấp các model máy sau: LUV 252, LUV 302, LUV 402, LUV 602, LUV 802, LUV 1003…Băng tải sử dụng lớp phủ teflon có độ bền rất cao. Chiều cao của máy có thể điều chỉnh được. Tốc độ băng tải từ 0-30mét/phút tùy theo ký hiệu máy
3. Dao gạt mực chịu dầu tốt không? Anh Nam - Hà Nam.
 - Vật tư in lưới: Dao gạt mực được sản xuất tại mỹ với chất lượng cao và rất phẳng, lưỡi dao in rất bén, kéo dài thời gian in, chịu được ma sát cao và rất bền trong dầu và các loại dung môi, hóa chất

4. Khi sử dụng mực UV có cần thiết bị máy móc nào hỗ trợ không?
- Vật tư in lưới: Để sử dụng được mực UV thì quý khách cần phải có máy sấy UV nếu không thì mực rất chậm khô nếu để khô tự nhiên.

Các bạn có thể gửi câu hỏi theo Email : ngoxuanthanh88@gmail.com để giải đáp với tinh thần chia sê - hợp tác - phát triển
Thân ái !

Tham khảo thêm tại: http://vattuinluoi.com/

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Những điều cần biết khi mua mực in lưới - in lụa

Mực in Lưới - in lụa thường đậm đặc hơn mực in phun, offset và có nhiều màu sắc ngoài CMYK. Xét về nguồn gốc mực in lụa chia thành gốc nước và gốc dầu nhưng để dễ hiểu cho người sử dụng chúng ta phân loại theo thực tế thị trường như sau cho dễ hiểu.

1)Mực in gốc nước (còn gọi là mực nước hay water-based ink):
Các loại mực gốc nước thường có đặc tính là hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường (dễ tan từ 50-60 độ C và khó tan dưới 25 độ C)
Nhóm này dùng in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenluloza như vải sợi bông, vải lụa, đay, gai, mây tre, chiếu cói, gỗ … Mực in nhóm này để khô tự nhiên tức là dùng không cần qua xử lý nhiệt hay ánh sáng.
Khi in mực này thường lau bản bằng nước và dùng nước cất hoặc dung môi gốc nước để pha loãng. Cũng chính vì đặc điểm này mà mực sẽ bám kém hơn mực dầu nhưng thân thiện với môi trường hơn.
Tại thị trường Việt Nam các loại mực gốc nước loại tốt phổ biến: Matsui, ColorLab, Silkflex, Shinakamura, Furukawa, CSC,…

Để in trên các chất liệu như gỗ, giấy carton, mực in gốc nước thường được pha sẵn màu. Tuy nhiên nếu in trên vải thì mực in sẽ được bán riêng và màu cốt bán riêng.
Ngành in vải là ngành sử dụng mực nước phổ biến nhất trong đó người ta phân chia thành 2 loại là Bóng dẻo và Hàng nước. Bóng Dẻo thường là mực tạo bề mặt gồ lên trên vải còn hàng nước là mực thấm xuống nền vải.
Trên thị trường hiện nay, các loại mực nước thường đã được pha sẵn đầy đủ thành phần, tuy nhiên khách hàng cũng có thể mang về tự điều chế mực từ Chướng, Binder cầm màu, fixer, cốt màu và phụ gia.
2) Mực in gốc dầu
Mực được điều chế từ gốc dầu mỏ thì gọi là mực gốc dầu.
Đặc trưng của các loại mực này là có mùi dầu, mùi nặng nhẹ tùy loại nhưng thường thì mực UV hay Plastisol, eco-solven thường có mùi nhẹ hơn và được gọi tên riêng vì đã có cải tiến và có đặc trương khác nhau về xử lý trung gian.
Đặc điểm của mực dầu là bám tốt hơn mực nước nhưng tỷ lệ độc hại cao hơn mực nước.
Trong ngành in thường có phân cấp độc hại từ không chì (Lead Free), Không kim loại nặng (Non-metal), Không Phthalete (Phthalete free) hay không Formandehyde (Formandehyde free)… tùy theo các nước khác nhau thì có các tiêu chuẩn khác nhau về độ độc hại để bảo vệ người tiêu dùng.
3) Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)
Trước hết phải nói là mực Plastisol là mực điều chế in trên vải thuộc gốc dầu nhưng được tách ra 1 đề mục riêng vì có một số đặc điểm cần nói riêng cho loại mực này kẻo nhầm lẫn.
Mực plastisol thường khi ngửi khó nhận biết được gốc dầu nhưng khi lau bản hoặc dùng dung môi pha thì mới lộ ra là gốc dầu.
Mực này có đặc điểm là tạo bề mặt đẹp, bám tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước về bản chất và có thể làm mờ tùy ý người dùng. Có thể dùng làm keo ép foil cũng tốt nữa. Dễ lên cao nếu sử dụng đúng loại High density.
Tuy nhiên mực này có điểm yếu là phải xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ 160 độ trở lên trong thời gian ít nhất là 10 giây tùy theo độ dầy. Nếu không xử lý nhiệt mực sẽ bở ra như khoai lang.
4) Mực UV
Mực UV là mực gốc dầu có đặc tính là phải sấy bằng tia UV (tử ngoại) thì mới chết mực. Mực này in được trên rất nhiều chất liệu và độ bám tốt.
Mực UV còn có 1 lợi điểm nữa là độ trong suốt tuyệt hảo hơn các mực gốc khác và khi người ta muốn làm bóng, mờ, tạo gồ hạt bề mặt thì đều rất tốt.
Ngày nay người ta hay dùng mực UV để trang trí làm bóng hoặc làm mờ cục bộ trên hình tạo nên sự sống động cho hình ảnh, mực UV cống hiến rất nhiều cho vào nền mỹ thuật ứng dụng.
5) Mực in Sublimation
Đây là loại mực được điều chế ra để in chuyển nhiệt, sau khi in lên 1 tờ giấy chuyên dụng người ta dùng nhiệt để ép sang 1 bề mặt khác, loại mực này sẽ thăng hoa sang bề mặt ấy.
Antamin.com
Tham khảo thêm về cách chọn lưới in - lụa in tại đây : Tại đây

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Kênh Vật tư in lưới cho mọi ngành công nghiệp - www.vattuinluoi.com

Tu hoc in luoi


Tu hoc in luoi

1. Khung lụa: nên mua loại khung bằng nhôm (đừng tiết tiền, vì loại này phải căng lụa bằng máy, dán keo --> độ căng của lụa rất tốt, sợi lụa ngay ngắn (sẽ nói về độ căng lụa sau) và lụa lâu bị trùng). Lưu ý khi mua: để khung lụa lên mặt bàn kiếng-mặt căng lụa, nếu bị cập kê thì không được, nhờ người bán chỉnh lại vuông góc, phẳng - quan trọng lắm đấy..

2. Loại lụa: mua loại lụa 180 sợi/cm (~460sợi/inch) màu trắng (nếu thích lụa màu cũng được nhưng đừng chọn màu vàng giải thích sau)

3. bàn in lụa: mua loại có bản lề lò xo hoặc loại có cục cân đối trọng, để khung lụa tự bật lên khi bỏ tay ra - đồng thời cũng có thể thay đổi chiều cao (khoảng cách) so với mặt bàn in, loại này hơi nhiều tiền khoảng 200.000-250.000/cái, nếu mua cả bàn in bằng sắt luôn thì khoảng 500.000-800.000 tùy khổ, nhưng đáng để mua.

4. Dao gạt mực (dao mực): mua loại cao su tốt cán nhôm (đừng mua loại cao su màu đen của VN), độ dài sao cho phù hợp với kích thước khung nhôm. Nếu in danh thiếp thì mua dao gạt mực dài 15cm. (chiếu dài của dao gạt mực phải luôn lớn hơn khích thước sản phẩm in). (loại 15cm khoảng 70.000)

5. Máng tráng keo: mua loại máng tráng keo chuyên dụng, bằng nhôm (bằng inox càng tốt - nhưng mắc lắm, khoảng 200.000/1,5 tấc), chiều dài khoảng 20cm (có nhiều kích cỡ). nếu chưa bao giờ tráng keo bằng thước đo độ thì cũng đừng bao giờ tập nhé, chỉ nên tập tráng keo bằng máng tráng keo chuyên dụng thôi, nếu làm tốt, sẽ có màng keo đều và đồng nhất.

6. Bàn chụp lụa: riêng cái này khỏi mua cũng được. (Lấy cái ghế gỗ 4 chân quay ngược lại, đặt lên trên tấm kính 5mm có kích thước rộng hơn khung lụa cần chụp, đặt dưới chấn song của ghế gỗ 2 đèn neon 60 tấc - hihi, vậy là có bàn chụp lụa). Nói vậy thôi, chứ đã làm thì nên đầu tư thỏa đáng (tiền nào của đó mà), thường thì chỗ bán sẽ có luôn bàn chụp lụa bằng gỗ, dùng đèn neon 6 tấc hoặc 1.2 tấc, loại 4 bóng neon 6 tấc là phù hợp khi làm tại gia. (nếu là ở xí nghiệp thì sẽ mua bàn chụp hút chân không - giống như là contact phim quang cơ đó - đầu tư cái này thì hết xảy, cực kỳ chính xác và ổn định).Có thể bàn chụp lụa bằng gỗ có kèm theo bản lề để in lụa luôn (tùy bạn vậy - nhưng theo mình thì không nên).

7. về dụng cụ, vậy làm tạm được, còn các thứ linh tinh như dao rọc giấy, kéo, băng keo, bông gòn thì mua tùy thích nhé. Riêng băng keo thì mua băng keo decal là tiện nhất (nhưng mắc tiền), loại băng keo decal khi lột ra thì không dính chất keo lại trên bề mặt khung lụa.

Các loại hóa chất: 

8. Keo chup ban :  gồm: keo PVA, có 2 loại 205 (loại chụp chậm )và 217 (loại chụp nhanh), mua loại PVA 217 đã nấu sẵn, khoảng 45.000/lit + 1 lọ Bicromat đã pha nước sẵn - có quấn băng keo xung quanh để không lộ sáng (Bicoromat là chất nhạy sáng, ở dạng tinh thể, khi sử dụng thì pha thêm ít nước quậy cho tan hết là được).

9. Mực in lưới   :  đặc điểm của in lụa có thể nói là bạ đâu in đó !!! Vì vậy, tùy loại vật liệu in mà phải có loại mực in phù hợp. Ban đầu thì mua mực in trên giấy thôi. Mực in trên giấy thì mua mực ofset vậy, 100g các loại xanh dương (blue) đỏ cờ, vàng, đen và trắng đục (trắng đực thì mua nhiều hơn đi). Giá bao nhiêu thì còn tùy vào chất lượng của mực, thường thì 100g cũng không nhiều tiền.

10. Kem in: mực ofset thì đặc sệt, mua thêm kem in (kem in là loại dung môi pha thêm vào mực cho mực được loãng ra, dễ in hơn). Kem in rẻ lắm, mua luôn 3-4kg (nhưng đừng mua nhiều quá).

11. Ngoài ra còn một số chất pha thêm như chất làm mau khô, chậm khô,.... từ từ hẳn mua.

12. Các chất tẩy khung: 

- dầu ông già: 1 lít
- thuốc tím: 1kg, mua thêm cái bình 1 lít, (để cho thuốc tím vào, pha với nước)
- axit oxalic: 1 kg


Giới thiệu về in lưới

In lưới là một dạng trong kỹ thuật in ấn. In lưới là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lưới.

In lưới là một dạng khác của in lưới khi mà bản lưới lưới có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm.

In lưới thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến, theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy... hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.

Phân loại  in luoi - vat tu in luoi

Theo cách thức sử dụng khuôn in, có thể gọi tên in lưới theo các kiểu sau:

-   In lưới trên bàn in thủ công
-   In lưới trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
-   In lưới trên máy in tự động

Theo hình dạng khuôn in, có thể phân làm 2 loại:

-   In dùng khuôn lưới phẳng
-   In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay

Theo phương pháp in, có tên gọi:

-   In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in
-   In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm
-   In dự phòng: là in trên sản phẩm có màu nhưng nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được

Vật tư in lưới bao gồm :
- Keo chụp bản
- Mực in
- Máy móc in lưới
- Thiết bị dụng cụ
- Hóa chất tẩy bản

Địa chỉ tin cậy cung cấp vật tư in lưới, cung cap vat tu in luoi : www.vattuinluoi.com